Thơ Mặc Giang
qua cái nh́n của mọi giới
---o0o---
1.
Khơi ḍng (của Mặc Giang)
2. Đọc thơ Mặc Giang (của Ngô Lâm)
3. Đôi lời tâm sự (của BS Hà Ngọc Thuần)
4. Duyên thơ kỳ ngộ (của Phạm Quang Ngọc)
5. Thơ Mặc Giang - Như
Những Ḍng Sông (Lư Thừa Nghiệp)
********************
Khơi ḍng
Được sinh ra,
lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn
phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn C̣n Đó !
Từ thuở phôi
sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài
lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với
núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế
- Sài G̣n - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có
biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn C̣n Đó !
Những thế hệ
tiền nhân đă nằm xuống trên mọi nẻo đường quê hương, “Những
lối đi chạy ngang qua đất đỏ. Những lối về chạy dọc dưới trời xanh.
Những mạch máu của trái tim thành phố. Những đốt xương của thân thể
châu thành”,
thế hệ hôm nay đang dấn bước, thế hệ ngày mai sẽ tiếp theo, “Em
vẽ một ṿng tṛn, Tôi vẽ một h́nh vuông, Khép hai chữ vuông - tṛn,
Thành quê hương muôn thuở”,
cho từng gạch nối nối liền, dù lành lặn hay rách nát, đă đang và sẽ
đi qua, Quê Hương vẫn C̣n Đó !
Qua thời gian
dài dặt trong thi thiết của tâm can đan kín, đôi mắt ch́m sâu, và
trong thê thiết của Biển Đông bạc sóng, Trường Sơn bạc màu, nghe
tiếng gọi của đêm trường, nghe tiếng nói của canh thâu, nỗi khắc
khoải của tâm tư, nỗi thổn thức của tấm ḷng, được ươm vọng chia xẻ,
đến với, đón nhận và cho nhau trong t́nh thương, sự sống, con người,
tạo thành những ḍng chảy mênh mông, cô đọng và tiết tấu thành ngôn
từ, âm điệu, nhịp khúc, có thể cho rằng đó là những vầng thơ bơi lội
trên sông biển thi ca phong phú của Việt Nam, hay “Con
nai vàng ngơ ngác, Đạp trên lá vàng khô”
trên núi rừng tao đàn tuyệt tác của dân tộc. Tác giả không dám tự
nhận, tự xưng, nhưng khẳng quyết có quyền được đến, nh́n, thấy và
sống với Quê Hương C̣n Đó ! Bỡi quê hương là của Việt Nam chứ không
phải của riêng ai, cho nên, ai là người Việt Nam, là đă có sẵn quê
hương của ḿnh !
Theo năm
tháng trầm tư trong chiều sâu tâm thức để ṃ mẫm vào bóng dáng hư vô,
gơ tiếng vô thinh vào nẻo mịt mù của có không, c̣n mất, tử sinh,
chung thỉ, đôi lúc bị chơi vơi trên đỉnh đồi diễm ảo, hay tan hoang
nơi hổ thẳm giá băng. Sự tịch vắng của siêu nhiên, dù đă có những
bậc thoát trần vẽ lên nhiều nét chấm phá, nhưng rồi cũng vĩnh nhiên
trầm lắng miên trường. Mượn cánh lăng du phiêu bạt vào thời gian vô
tận, không gian vô cùng, bỗng dưng, tiếng vọng hồi quan, nụ cười
phản chiếu từ chốn huyễn ảo, tịch băng, vĩnh nhiên ấy. Th́ ra, ḍng
sông sinh tử, ḍng chuyển sắc không luôn hiện hữu dấu nét h́nh hài
của người lăng tử, đă từng phiêu du tự thuở hồng hoang, và măi măi
phiêu du đến tận vô chung, chạm vào những điểm đă chấm phá và chưa
chấm phá, bước đi trên lộ tŕnh phi đạo vô môn, mà mọi nẻo vào ra
chính là nhà xưa quê cũ, đánh bật gốc rễ của có không, c̣n mất, ghi
lại thành vầng thơ ca hát trên mọi nẻo đường đi khắp ngưỡng cửa diêm
phù.
70 bài trong
Quê Hương C̣n Đó là tập thơ tự in ấn phát hành đầu tay, đầu đời, và
đầu tiên trong chuỗi 650 bài. Đă thực hiện 45 Dĩa Audio CD Ngâm Thơ
với hơn 30 nghệ sĩ tài hoa như Hồng Vân, Thúy Vinh, Đoàn Yên Linh,
Phan Xuân Thi, vân vân . . . Đă phổ nhạc 120 bài với hơn 40 nhạc sĩ
“gạo cội” của âm nhạc Việt Nam như Châu Kỳ, Hằng Vang,
Thế Bảo, Quốc
Thắng, Minh Châu, . . . và hai tác phẩm trường thi đă sáng tác, xin
theo thời gian sẽ được gởi đến tất cả mọi người.
Ước mong tập
thơ nầy sẽ đến tay quí vị với những thịnh t́nh quí mến, hoan hỷ, để
tạo cơ duyên, trợ lực, cho những tập kế tiếp và những sản phẩm của
tác giả.
Ngày 30-10-2005
Trân trọng
Mặc Giang
*********
Đọc Thơ Mặc Giang
“Thấy tưởng Thường, nhưng Hay, Lạ và Đặc Biệt !”
60 năm trước,
lúc trên 10 tuổi biết đọc sách, tôi cũng thích thơ, nhưng t́m đọc
loại thơ chinh chiến ( người chiến binh đi chiến đấu). Những bài hay
th́ chép ra sổ nhỏ để đọc lai rai. Thỉnh thoảng cũng thích thơ t́nh,
loại hay cả ư lẫn lời. Cho tới lúc sắp rụng về cát bụi, tôi chuẩn bị
để ra đi cho nhẹ nên không c̣n hồn để đọc thơ nữa.
Tuy nhiên,
nhờ biên soạn sách 30 Năm . . . Phải đọc, phải lục lọi, nên đọc đủ
thứ thơ, hay cũng đọc không hay cũng đọc, v́ hay và không hay thường
hay lẫn lộn. Hoặc nếu nghe ai đó khen thơ tác giả này nọ hay, th́
tôi chú ư đọc thử.
Một hôm, như
thông lệ, tôi hay ghé các vị trong Ban Biên Soạn, vừa thăm chừng bài
đánh máy và đem bài đánh rồi về đọc. Đang gặp một vị trong Ban
khoảng 15 phút xong, chuẩn bị ra về, th́ bất ngờ gặp Mặc Giang đeo
túi vải đi vào, tôi chào cả hai, ra về. Bước đi mấy bước, tôi ngoáy
lại thưa với ông : “Nội tướng tôi đọc trên báo thấy nhiều Thơ Mặc
Giang, bà ấy khen quá, mà tôi chưa đọc. Nếu được, cho tôi xin những
bài thơ đă phổ biến !”. Ông cười rồi móc trong túi vải đeo, lấy ra
và đưa 3 tập thơ khổ A4, mỗi tập 100 bài, trông thật đẹp mắt. Tôi
xin chữ kư, ông nói đóng dă chiến mà, để mai mốt in sách đă, đem về
đọc đi.
Về đọc ngay
hai hôm. Sau đó đến gặp, thưa với ông, tôi đang lục t́m các bài viết
kể cả thơ nói về 30 năm xa xứ, nhưng tuyệt nhiên chưa thấy. Xem kỹ
trong 3 tập thơ của ông mới cho, có được vài câu. Ước ǵ có được vài
trang cho kịp, v́ vài tuần nữa là sách đưa đi in. Nghe tôi nói thế,
ông làm thinh. Vài ngày sau, anh Đức Lan (kỹ thuật) báo tin có 3
trang thơ của Mặc Giang mới gởi tới cho sách 30 Năm. Tôi cấp tốc
chạy lấy bài về đọc. Bài 1 “Ba mươi năm, lịch sử trôi ḍng !”. Bài 2
“Ba mươi năm rồi đó !”. Bài 3 “Ḍng thời gian Em có nghe !”. (Cả ba
bài, buồn, hay và rất cảm động). Rồi chọn một bài cho vào sách, đúng
ra là cả ba, nhưng số trang dành cho từng vị có hạn. (Xin mời độc
giả chờ t́m đọc khi tác giả xuất bản).
Cũng Mặc
Giang, những ḍng thơ khác, trong “Tôi đi măi trên hành tŕnh bất
diệt” (tháng 6-2005) :
Nếu bảo chết
là trở về cát bụi
Hỏi suối vàng
c̣n có chỗ để dung
Mà xưa nay
nhào vô đó tới cùng
Nhét một đống
th́ làm sao thở nổi ? ...
Trong “Rau Cỏ
bốn mùa” (6-2005)
Hơn 30 loại
rau được vào đây :
... Cỏ rau đều
có bốn mùa
Có tiền mua
chợ, không, mua ngoài đồng
Dù ngon,
dù dở, cũng xong
Đói ăn khát
uống no ḷng th́ thôi
Quê ḿnh
đẹp lắm ai ơi
Cơm ngon canh
ngọt đời đời ấm no.
Trong “Sông
nước Việt Nam” (7-2005)
... Bắc Nam
Trung vẫn một màu
Năm ngàn năm,
vẫn trước sau một ḍng
Cùng đi,
liền núi liền sông
Bắc cầu liền
nhịp, bắc sông liền bờ
Cùng đi,
ǵn giữ điểm tô
Muôn năm bền
vững cơ đồ Việt Nam.
Nếu ngồi mà
soạn ra những ḍng thơ ḿnh thích, th́ bài nào cũng có, nhưng hai
câu “Mập mờ chiếc bóng lung linh. Hư vô một cơi riêng ḿnh thế a !”,
trong “Hư vô, một cơi riêng ḿnh”, hay “Cội già ngă bóng lung linh.
Rừng khuya thức giấc, hỏi ḿnh là ai ?” trong “Quê nhà sẵn có từ lâu”,
làm cho tôi, tuổi luống về chiều giật ḿnh và rúng động.
Quả thật, “Thơ
thấy Thường mà Hay, Lạ và Đặc Biệt” ! Không lạ, sao phi thuyền bắn
phi tiêu vào sao chổi giữa không trung cũng diễn tả được bằng thơ.
Băo tố Katrina hăi hùng bên Hoa Kỳ bữa trước, bữa sau đă có Thơ của
Mặc Giang phổ biến kêu gào cứu trợ, “Lại động đất Kashmir” cấp kỳ
đăng báo kêu cứu. Rồi “Từ cơi chết, em lần ṃ sống lại”, nói về động
đất tại Iran. “SARS, cướp em tôi !” nói về dịch nhiễm thời đại.
“Dịch cúm này làm hại Gà tôi !”, đang là cơn chấn động trùm khắp
chưa diệt được. Nh́n qua ông và thấy được ông, sâu sắc, nhạy cảm,
kịp thời, và hoạt động, làm việc, bất luận thời gian, thong dong
nhưng cực khổ, chịu đựng, và có một tư thái b́nh dị nhưng dị thường.
Đặc Biệt nhất
ở đây, bài viết về Mẹ nhân Mùa Vu Lan, do Lư Thừa Nghiệp bao dàn, có
7 bài thơ góp mặt trên Thời Báo số 402, th́ Mặc Giang với nhan đề
“Từ Đó Xa Mờ, dâng hương hồn Mẹ”, được một vị yêu thơ, khó tính,
nhận xét và cho rằng, bài của Mặc Giang hay nhất, có ư là diễn tả
cảm động nhất.
Rất tiếc, với
hơn 5 tập thơ, tức hơn 500 bài, khổ A4, được in “dă chiến”, tác giả
bộn bề nhiều công việc, phương tiện chưa cho phép, mà lượng thơ cứ
ào ạc tuôn trào, phong phú, đa dạng, đủ mọi h́nh ảnh, sắc thái, như
triều dâng vũ băo, xuôi ra tận biển, ngược lên tận nguồn, vần vũ mây
trời, lại đổ thành mưa, tưới tẩm ruộng đồng, tắm mát muôn sông. Mới
đó, những ngày chuẩn bị cho Sách 30 Năm, tác giả có hơn 260 bài, th́
nay, chỉ mấy tháng thôi, con số đă lên hơn 520 bài. Vậy mà nhà thơ
Mặc Giang mới chuẩn bị cho ra đời tập một “Quê Hương C̣n Đó”, gồm 70
bài trong nay mai.
Tôi không phải
là một nhà thơ. Nhưng một hôm, có một BS nói với tôi : “Tại Úc có
một nhà thơ lớn và nhà thơ ấy cũng là một anh hùng. Hồn thơ của ông
đă nâng tôi dậy”. Lại một nhà báo và là chủ nhiệm một tờ báo lớn ở
nước ngoài, hồi hưng thời, có khoảng 15 ngàn độc giả dài hạn, sau đó,
giản c̣n khoảng 10 ngàn. Ông nói bóng rằng “Cách chọn bài của tôi,
không cần danh to, bằng cao, tên tuổi . . . mà phải Đặc biệt, Hay,
Lạ, là nhất và được ưu tiên”. Nay ông đă qua đời, nhưng báo ấy vẫn
c̣n sống khá mạnh. Lại thoảng nghe có người nói, “Mặc Giang, ở cương
vị kia, c̣n phải gánh vác và hy sinh cho đến suốt đời, nhưng về lănh
vực sáng tác, ông đang có một khối lượng quá lớn, có giá trị, để lại
cho đời và đóng góp vào nền thi ca dân tộc, bây giờ nếu có ra sao
th́ cũng đủ rồi.”
Tôi thật cảm
kích khi nghe những ư đó, lại nhớ đến ư kia, liền viết những ḍng
nầy, nhưng vẫn mong rằng, Mặc Giang sẽ không cho vào sách, dù tôi và
tác giả thân quen đă hơn 23 năm.
Ngày 25-10-2005
Ngô Lâm
******
Đôi Lời Tâm-Sự
Tập thơ trong
tay quư-vị gồm bảy mươi bài thơ của Mặc-Giang, trong số hơn năm trăm
bài thơ đă sáng-tác, được ấn-hành để gởi đến thi-hữu, văn-hữu và bạn
đọc bốn phương. Tác-giả đă làm thơ từ năm 1982, hoặc có thể trước đó
nữa. Những bài thơ trong tập này, như chúng ta sẽ thấy, phần lớn
được h́nh-thành vào những năm 2003 và 2004.
Người thơ có
mặt tại Queensland từ hơn hai mươi năm nay, với nếp sống, phong-thái,
con người của ông, có lẽ không xa lạ và đă trở thành một khuôn mặt
thân-thương đối với người Việt sinh-sống không những tại thành-phố
Brisbane, mà có thể trên toàn nước Úc-Đại-Lợi - Tân Tây-Lan và một
số quốc-gia hải-ngoại.
Chừng mười
bài thơ trong số hơn một trăm bài có nói đến Chùa, đến Phật. Điều đó,
người đọc có thể chờ đợi và đón nhận, không chút ngạc-nhiên. Từ sự
cao-siêu huyền-bí, từ chốn trời quê xa mờ, Thi-nhân đă vẽ lên
h́nh-ảnh Thầy cũ, trường xưa, một vài dấu nét quen-thuộc nơi phố nhỏ,
một khung-cảnh nên thơ trên đường làng, êm-đềm bên gịng sông đơn-sơ,
đạm-bạc, xa-xưa, mà gắn-bó thật là thắm-thiết trong tâm-hồn người
viễn-xứ. Bút hiệu Mặc-Giang cũng gợi đến h́nh-ảnh một gịng sông
âm-thầm lặng-lẽ chảy trôi không ngừng-nghỉ. Gịng thơ Mặc-Giang là
sự kết-hợp của một khối óc và một con tim, một tấm ḷng hiền-hậu
chăm lo cứu giúp người đời.
Thắm-thiết
nhất vẫn là T́nh Mẹ. Đồng-hương tại Queensland đă chứng-kiến và
chia-sẻ nỗi niềm đau-thương của người hiếu-tử khi thư nhà chợt đến
hay từ đường viễn-liên báo tin Mẹ đă nhắm mắt ĺa đời. Tang-lễ tất
cả chỉ có “khói hương trầm nghi-ngút”, tiếc thương chỉ có “mắt con
nhoà rướm lệ”, và báo hiếu chỉ có “con trầm-ngâm sống với Mẹ một đêm”.
Bài thơ này có lẽ sẽ được nhiều người ghi nhớ, nhất là những người
con đă mất Mẹ, không thể không ngậm- ngùi xúc-động.
Là người đă
chọn cuộc sống xa gia-đ́nh, xa bà con thân-thích, nh́n về vạn-hữu
chúng-sinh, nên những bài thơ c̣n lại tác-giả đă hướng về tha-nhân,
những người thường gặp trong cuộc sống b́nh-thường hiện-tại. Tác-giả
đặc-biệt gởi niềm thân-ái đến những người sống vất-vả, thiệt-tḥi và
thua kém trong xă-hội, như Người Mắt Cườm, Người Mù, Người Cùi,
Người Điên, Em Bé Nghèo, Em Bé Mồ Côi. Tác-giả c̣n đặc-biệt chú-ư
đến những nạn-nhân và những người sống-sót qua những thiên-tai hay
những thảm-họa. Thế-nhân thường là ngoảnh mặt quay đi, không muốn
nh́n những đau-thương, thảm-khốc, không muốn đương đầu với sự thật
tàn-nhẫn và khắc-nghiệt. Cho đến bao giờ t́nh yêu thương tha-nhân
mới thật sự đến với loài người, nẩy-nở trong ḷng mỗi người để cuộc
sống nơi cơi trầm-luân này vơi bớt đi ít nhiều những niềm đau nỗi
khổ?.
Sáng-tác của
Mặc-Giang rất là phong-phú. C̣n hơn bốn trăm bài thơ nữa hy-vọng
cũng sẽ được ấn-hành. Một số bài đă được phổ-nhạc, trở nên truyền-
cảm hơn với sự trợ-giúp của ḥa-âm và tiết-điệu. Người đọc, thi-hữu
và đồng-hương chúng ta c̣n đợi chờ nhiều với những ǵ sẽ được gởi
đến qua “Thông-điệp của Mặc-Giang”, một con người “quê-mùa cạn-cợt”,
“nhỏ-nhoi kham-khổ” (thật sự không hẳn như thế), nhưng cũng là một
hồn thơ mênh-mang đậm-đà, một tấm ḷng nhân-ái bao-la, chứa đựng một
sức-sống mănh-liệt, một tâm-hồn trong những tâm-hồn đích-thực Việt
Nam.
Brisbane
ngày 7 tháng 12 năm 2005
Giáo-sư
Đào Hoàng-Nga
Bác-sĩ
Hà Ngọc-Thuần
****************
Duyên thơ kỳ ngộ
Hồn thơ thường
hay bay bổng như cánh tơ trời, phiêu hốt như ánh trăng suông. Ít khi
dạt vào bến bờ văn học nào đó để hội tụ, đàn đúm những ngă rẽ mơ
hồ.
Ở thơ, không
có t́nh tri kỷ tri bỉ như Bá Nha, Tử Kỳ trong âm nhạc. Rất hiếm thứ
t́nh tâm đắc như Xuân Diệu, Huy Cận ở ḍng thơ tiền chiến. Đi xa hơn
nữa là Rimbaud và Verlaine của nền văn học Pháp thời cực thịnh của
trường phái lăng mạn.
Thơ không cần
giao t́nh kết bè, kết nhóm. Thứ thơ nằm ở các Thi - Văn - Đoàn chỉ
nặng phần h́nh thức phô trương lẫn nhau.
Thơ đóng cửa
để tự vái nhau. Từ đó đong đưa vơng buồn. Tôi quan niệm thế đó, nên
đành cam phận lẻ loi, cuộn ḿnh như con sâu đo trên chiếu ngồi của
những nhà thơ đương đại.
Tôi lạ ngay
chính ḿnh nên thường thảy tầm nh́n hữu hạn ở những ḍng thơ quẩn
quanh bên ḿnh. Xa hơn, có khi lạc bước trên đường về.
Gần đây,
chẳng hiểu v́ lư do nào, nhà thơ Mặc Giang ở xứ Nữ Hoàng nắng ấm đă
giao t́nh với tôi qua đường dây điện thoại viễn liên giữa QLD và
NSW, không chỉ một lần mà đến năm sáu lần như vậy. Sydney đang độ
giao mùa. Thấy vậy mà không phải vậy ! Tôi đâm bần thần, khó nghĩ.
Mặc Giang là ai, tôi chưa hề giáp mặt ? Nghe giọng nói, tôi đoán nhà
thơ chưa già lắm, gốc gác ở Miền Trung khô cằn sỏi đá.
Tôi gọi Mặc
Giang là một nhà thơ tự nhiên, thoải mái và không ngượng miệng. Cũng
chỉ qua đường dây viễn liên, ông nói chuyện thơ văn với tôi một cách
tự tin, thích thú và dí dỏm lạ thường.
Tôi nghĩ, ông
tự đóng đô ở ṿng đai thơ ḿnh cũng đủ để ông cả cười nh́n thấu trời
xanh, hoặc độc ẩm dưới ánh trăng mơ màng. C̣n ǵ nữa ? Chẳng hiểu v́
thứ duyên thơ kỳ ngộ nào khiến ông lại cả tin tài năng vào người bạn
thơ chưa một lần gặp mặt để nhờ viết Lời Bạt cho tập thơ đầu tay có
tựa đề Quê Hương C̣n Đó, ông dự trù ra mắt giới yêu thơ một ngày gần
đây.
Tôi nói, tôi
không hội đủ khả năng viết Lời Bạt cho tập thơ nặng kư (100 bài) của
ông đâu ! Ông đặt lầm chỗ rồi. Ông nói, chẳng sao ! Anh cứ viết
thoải mái như lúc anh viết Tạp Ghi trên trang Văn Nghệ (Dân Việt) đó
mà ! Tôi nói, văn tạp ghi là thứ văn hổ lốn, nghĩ sao viết vậy. Viết
cho vui đời mà. Viết cho lời Bạt thơ khó lắm ông ơi ! Ông nói, tôi
thích lối viết của anh, tinh nghịch và tếu lắm. Anh cứ viết đi, tôi
chẳng ngại đâu !
Tôi rung
chuông : ông là nhà thơ �khác đời� . . . Triết lư siêu nhiên tôi
rỗng lắm. Viết giới thiệu ông, mối mọt đục rỗng thơ ông th́ sao ? Có
tiếng cười vang trong điện thoại !
Nói qua, nói
lại, cuối cùng tôi đă nhận cả năm trăm bài thơ ông gởi xuống cho tôi
chong mắt mà đọc. Trong số này, Quê Hương C̣n Đó sẽ có 70 bài sắp
tới đây. Trước mặt tôi, thơ Mặc Giang cả một tập dày cộm, tràng
giang, đại hải. Chẳng sao, ḿnh là người yêu thơ. Đọc thơ để tự t́nh
cùng thơ, c̣n ǵ thú bằng !
Trong bài
“Tôi C̣n Đứng Đó Với Tôi” (trang số 100), chỉ đọc thoáng qua những
ḍng đầu, tôi đă buột miệng : Ồ lạ nhĩ, nhà thơ này phiêu hốt dữ !
Bạn muốn biết ư ? Hăy thư thả đọc dùm tôi những câu thơ như “thoang
thoảng hương hồn thi bá Vũ Hoàng Chương” ở một cơi âm nào đó đă ḥa
nhập vào tứ thơ Mặc Giang trên dương trần :
“Tôi c̣n để
lại ǵ không”
Tôi không thật
có, có không c̣n ǵ
Bụi mờ cuốn
hút đường đi
Gió lay nhè
nhẹ có chi bóng h́nh
Lững lờ ánh
ngọc lung linh
Đèn khuya chợt
tắt, giật ḿnh buồn trông
Tôi nghe tiếng
gọi ḍng sông
Nước trôi mặc
nước, ḍng sông mặc ḍng
Tôi nghe biển
gọi mênh mông
Sóng reo mặc
sóng, triều dâng mặc triều
Tôi nghe tiếng
gọi tịch liêu
Núi nghiêng
mặc núi, rừng xiêu mặc rừng ...
Người làm thơ
chỉ cần dăm ba bài tuyệt tác để đời đă là một phần thưởng vô giá
trên chiếu ngồi văn học. Làm thơ nhiều chưa hẳn đă lên ngôi tiên chỉ,
dưới mái đ́nh làng của thơ. Đă nhiều ễnh ương thơ phú cùng ḿnh,
tung hứng bất cần thân thể. Điếu đóm bên nhau cũng thơ qua, thơ lại.
Ngồi trước đèn, giật tóc sâu lia lịa để nặn ra thơ. Đi ngoài đường
như người mất hồn, nhờ thơ dẫn lối. Thơ đó chẳng dám lạm bàn, chỉ
đọc cho vui lúc khề khà bên ly rượu. Kể chi ba thứ lẻ tẻ đó . . .
Với Mặc Giang,
ông sáng tác với lượng thơ đáng nể. Thơ ông đi theo ḍng đời từ Đông
sang Tây, xoay quanh tứ hướng. Bỡi ông đang thấm nỗi đau của thời
đại nhố nhăng đủ mùi vị hỉ, nộ, ái, nố,...
Tôi thầm nghĩ
ông đang viết nhật kư thơ. Ông muốn tháp cánh cho thơ bay trên những
sinh lộ rộn ră tiếng cười. Dồn khổ đau, bất hạnh xuống vực sâu tăm
tối. Phải chăng đó là tâm hồn đôn hậu của một nhà thơ khoác áo . . .
?
Thời đại để
hồn lênh đênh theo khói sóng của ả phù dung đă cáo chung. Những ông
thi sĩ than mây, khóc gió, giả điên trong tâm thức lượn lờ cũng đă
trở thành những đám mây phù phiếm trên ṿm trời thi ca đương đại.
Thi sĩ thời
nay phải nhảy xổm với đời. Phải vồ khổ đau, hệ lụy vứt xuống hố thẳm.
Phải lừng lững như thông đầu non. Viết như Phùng Quán, yêu nói yêu,
ghét nói ghét. Nếu cần, huyệch toẹt cũng chẳng sao ! Ai cười ta, ta
hiểu ḿnh là đủ rồi !
Nhà thơ Mặc
Giang ạ ! Tôi viết vậy và tôi làm vậy đó ! Như thơ tôi đă hơn một
lần :
“Ai như lăo
trọc Tiêu Sơn ấy
Ôm mộ Quỳnh
Như khóc một đời
Ta chẳng phí
đâu ḍng nước mắt
Chẳng t́nh
chẳng nghĩa chẳng ly bôi
...
Ê, thằng gà
chết, sao mầy khóc
Uổng phí hiên
ngang cả một trời
Lính trận hề
chi ba lẻ tẻ
Dẫu đời sương
khói đă ra khơi”
Ông Mặc Giang
ạ ! Cuộc đời nào có sá chi, chỉ đáng cho ta buông tiếng cười kh́.
Tôi thích thơ của Phạm Thiên Thư sáng chói với những ḍng lục bát
châu ngọc “đầy khoang đào hoa”, với Phạm Công Thiện trí tuệ thâm sâu
c̣n hơn bát nhă. Bên Hoa Kỳ, thơ Huệ Thu - một nhà thơ khoác áo nâu
sồng - thấm chất thiền mà cơi ḷng u uẩn dưới bóng phương trượng.
C̣n nơi đây,
với Mặc Giang, tôi gọi đích danh ông, một nhà thơ dưới bóng diễm
huyền, nhưng tung hứng tất cả tấm áo trải dài để nhập vào cơi đời hệ
lụy . . .
Như thế chẳng
hay hơn sao ???
Đêm 14-11-2005
Phạm Quang Ngọc
********
Thơ Mặc Giang - Như
những ḍng sông
* Lư
Thừa Nghiệp *
Bạn hăy đọc
thơ của Mặc Giang, như những kẻ nhàn du, không hề vướng bận chuyện
Đời cũng như chuyện Đạo. Bạn hăy thong dong, thư thả bước vào cơi
thơ mênh mang của thi sĩ Mặc Giang. Bạn sẽ đọc bài thơ thứ nhất, rồi
tiếp qua bài thơ thứ hai. Những cảm xúc thơ Mặc Giang có sức lôi
cuốn bạn đọc tiếp thêm nữa, thêm nữa. Sức hấp dẫn đó hồn nhiên lắm,
tươi thắm lắm, dẫn dắt bạn, đưa đẩy bạn trôi đi ngọt ngào vào những
vần thơ như những ḍng sông, và bạn sẽ đẫm ḿnh trong những ngọn
thủy triều tâm thức thơ ca của Thi nhân.
Đọc thơ Mặc
Giang, có thể trong thoáng chốc, bạn cảm nhận được ḿnh đang phiêu
du ở những bến bờ xa xăm lắm, trong cái không gian mênh mông bạt
ngàn của từng cội nguồn cảm hứng, khởi hiện từ trong tâm thể rộng
lớn, thi nhân đă chấp cánh cho những vần thơ bay lên. Và thực sự Thơ
Mặc Giang đă bay đi rất xa mà bạn đọc khó h́nh dung được đâu là bờ
mé của một tâm lượng vô hạn.
Trong cái uốn
lượn phiêu bồng sương khói, bạn ư thức được ḿnh đang trôi về đâu đó,
êm đềm trên những con sông dài lấp lánh núi rừng mây nước bao la.
Cơi thơ của Mặc Giang như thế đó, phiêu bạt bốn phương trời, như
những suối nguồn với tất cả sinh lực hùng tráng thiên nhiên của thời
hồng hoang khai thiên lập địa, những mạch nguồn được kết tụ bởi một
thần lực và tuôn trào thành những ḍng sông. Những ḍng sông trôi đi,
khai phá và sáng tạo.
Toàn thể Thi
phẩm Quê Hương C̣n Đó của Mặc Giang được kết tập bằng 70 bài thơ, và
mỗi bài thơ của Mặc Giang như một ḍng sông chảy về một phương trời
riêng biệt.
Sau đây chỉ
là vài nét chấm phá trong một bức tranh lớn rộng khôn cùng. Hăy nghe
nhà thơ chấm bút cho thơ bay lên trong đêm bát ngát trăng ngàn qua
bài Ta Cùng Em Hiện Hữu Vô Cùng :
Thanh thiên
như thể trăng ngàn
Huyền vi như
thể đạo vàng chân tâm
Hiện sinh nào
có kiếm tầm
Em là chân thể
uyên thâm bóng h́nh.
Trong khoảnh
khắc thanh tịnh, bỗng thấy muôn vật hài ḥa nhất như, chẳng hề
chướng ngại bao giờ như trong bài Em Là Ai ? Thi Sĩ !
Trăng sao lấp
lánh
Hiện về muôn
sắc tường vân
T́nh tang tích
tịch muôn vần
Tuôn như nước
chảy có ngần ngại chi.
Thời gian vẫn
nhịp nhàng gơ nhịp cùng mây bay nước chảy, hành giả vẫn an nhiên tự
tại giữa cuộc phong trần biến thiên phù tạp triền miên “Ḍng sông,
tôi gọi tên em” :
Nh́n trông
ngày lại ngày qua
Thời gian nào
gơ nhịp xa nhịp gần
Nh́n trông một
áng phù vân
Lửng lơ khắp
chốn phong trần sá chi !
Cuộc thao thức
truy t́m có thể đo bằng những tiền kiếp, lang thang qua từng chặng
luân hồi âm u, trôi ch́m dưới những tầng tâm thức mây mù trần gian.
Rồi một sớm tinh sương, bỗng bừng tỉnh bởi một hồi chuông từ thiên
cổ vọng về. Những câu thơ như niềm tâm cảm mà Thi sĩ muốn chia sẻ
cùng tha nhân trong bài Tôi Chỉ Là Một Ông Thầy Tu :
Lặng t́m từ
cơi thâm u
Ḷa lên ánh
chớp mây mù trần gian
Lặng t́m từ
cơi mơ màng
Vẽ lên dấu
ngọc leo thang trở về
Lặng t́m từ
cơi u mê
Rung chuông
đánh thức, đă về hay chưa ?
Gật gù tôi dạ
tôi thưa
Đời tôi ư hữ
!!! Thầy Chùa, thế thôi !!!
Thi phẩm Quê
Hương C̣n Đó được thể hiện bằng nhiều thể loại. Nhưng một khi người
đọc bất chợt bước vào một bài thơ nào, bằng thể loại thơ lục bát, là
y như thể trôi vào một vùng cảm xúc hưng phấn dịu dàng, đằm thắm
mênh mang. Nhẹ nhàng và thanh thản xiết bao của một bề mặt tâm thức
đă thuần thành, như biển đă yên và chỉ c̣n lại tiếng sóng êm đềm rào
rạt miên viễn khôn nguôi. Lục bát của Thi sĩ Mặc Giang hay là sự
thành công cao ngất của một sở trường nghệ thuật.
Xin hăy dạo
qua thêm một vùng sông biển với những cảm hứng ngọt ngào Lục Bát,
một thể thơ tinh hoa, truyền thống của Thi ca Việt Nam.
Lắng nghe gió
gọi trên ngàn
T́m mây mấy
lớp dọc ngang lưng trời
Tôi t́m từng
kiếp luân hồi
Tinh nguyên
bóng dáng của tôi nơi nào
Tôi t́m từng
giấc chiêm bao
Tịch không vô
ảnh thảo nào mộng mơ
“Tôi Gọi Tên
Tôi”
Mỗi bài thơ là
một tâm huyết của Mặc Giang, tiếng thơ dấy lên từ tấm ḷng tha thiết
với vạn sự tha nhân. Giữa trời đất thênh thang sương gió, cảm khái
thay những bậc ly gia với chiếc áo hoại sắc vẫn lấp lánh trên những
nẻo đường mờ ảo của thế gian. Có phải đó là bàn trường thi cổ lai
thanh trầm trác tuyệt, hiển bày từ bản tâm của trí huệ nguyên thường.
Melbourne 2005 - Lư Thừa Nghiệp
Trở về
|