Thơ Mặc Giang
qua cái nhìn của các giới học giả
---o0o---
Thử bàn về
hình tượng tư duy
trong thơ Mặc Giang
Nguyễn
Quyên
Ngoài biểu lộ
tâm tư tình cảm chủ quan, thì phương thức biểu đạt của thi ca không
thể tách rời hình tượng. Trong quá trình kết cấu tư tưởng nghệ thuật
một bài thơ, thi nhân thường bằng vào năng lực tư duy hình tượng,
đem tư liệu cuộc sống đã nắm bắt được, tái hiện trong não bộ, thêm
vào sự so sánh, chọn lựa khái quát, tổng hợp, rồi nung chảy thành
một hình tượng nghệ thuật hoàn chỉnh mới mẻ, gọi là hình tượng tư
duy. Hình tượng tư duy thường khiến cho những hình tượng phân tán
tập trung lại, những gì bị ẩn mất hiện ra rõ ràng sáng tỏ, thậm chí
có thể sáng tạo thêm những gì trong cuộc sống chưa từng có. Tuy
nhiên, đó không phải điều thi ca nhắm đến, mà là phương tiện cần yếu
để thể hội nội dung hay tính triết lý.
Hình tượng tư
duy lệ thuộc phạm trù phát tán tư duy, là loại hình hoạt động quan
trọng trong tư duy hoạt động của con người, cũng là hoạt động tư duy
chủ yếu cho việc sáng tác một thi phẩm. Thi nhân thường thông qua
hình tượng tư duy để sáng tạo một thế giới ý tượng phong phú, muôn
màu muôn vẻ; đem những gì thuộc lãnh vực trừu tượng, thanh âm, tình
cảm, biểu lộ một cách sinh động, khiến người đọc khi thưởng thức tác
phẩm, gặt hái được niềm vui từ thẩm mỹ trực quan, tăng thêm sức cảm
thụ nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Do đó, việc đọc và thưởng
thức một tác phẩm luôn cần hình tượng tư duy, cần nhờ vào những văn
tự miêu tả trong tác phẩm. Tuy nhiên, đôi khi việc cho ra đời môït
thi phẩm, nhất thiết cần phải vận dụng hình tượng tư duy, nhưng nó
không như văn học, là xem hình tượng tư duy như là phương thức tư
duy chủ yếu, xuyên suốt gần trọn tác phẩm.
Để tìm hiểu
đặc sắc nghệ thuật sử dụng hình tượng tư duy trong thơ Mặc Giang,
sau đây người viết thử thông qua phân tích sơ vài hình tượng được
vận dụng trong thơ.
1. Cảnh tượng
vạn vật
Vạn sự vạn vật
trong thơ Mặc Giang, đôi khi là một hình ảnh rất nên thơ. Miêu tả về
Sắc thắm muôn hoa, Mặc Giang viết:
Hoa lan đủ
loại đủ màu,
Non nghiêng
bóng nước rầu rầu ngẩn ngơ,
Chim sa rũ cánh
bơ phờ
Cá chìm lẳng
lặng, đẫn đờ vây man.
Bằng hình
tượng nghiêng, rầu rầu, lẳng lặng, đẫn đờ của núi non, của chim và
cá, ý thơ đã phác họa một cảnh thắm sắc vẻ đẹp muôn hoa, một bức
tranh mỹ lệ của loài lan. Đó là nét đẹp tinh khôi, ươm mầm sức sống
vươn lên, một dáng dấp với sự thanh cao, khí tiết, ngạo nghễ. Từ
trong cái đẹp trinh nguyên, trong sức sống dạt dào của cảnh vật, ta
như đi sâu thẳm trong sức sống muôn loài, mà chỉ có ở đó, mới cho ta
đủ sức mạnh xây dựng cho chính mình cái đẹp của một tâm hồn thanh
cao trong sạch miên trường. Do đó, ta cảm thấy rằng, hình ảnh vạn
vật hương hoa trên hiện lên qua bút lực của Mặc Giang bỗng trở nên
rất diệu kỳ, rất thực, rất sinh động cụ thể giữa trần đời sinh diệt,
giữa phong sương tuế nguyệt ta đà.
Cũng bằng vào
năng lực tư duy, khả năng phân tích theo chiều hướng tổng hợp, quy
nạp và khả năng bản lĩnh tư duy được tôi luyện chín muồi, người thơ
Mặc Giang đã xây dựng khá thành công cảnh tượng rất thực, rất nên
thơ, và phảng phất chút dư âm bút pháp lãng mạn :
Thong dong trời xanh mây trắng,
Trời xanh mây trắng thong dong,
Óng vàng rải nhẹ nắng hong,
Bướm bay vườn
rau đón gió.
(Mặc Giang, đi
đâu cũng nhớ trở về)
Với thủ pháp
biểu đạt ngôn ngữ tinh luyện, thi sĩ Mặc Giang đã tạo nên một hình
tượng thanh tao, sáng đẹp, nhẹ nhàng, có thể nói là hoàn chỉnh trong
hình thức không gian, đặc sắc trong ý tưởng xây dựng. Đây là một ý
cảnh. Trong ý cảnh này, ta không những chỉ bắt gặp vẻ đẹp sinh
đôïng, mát lành, tươi mươi, nhẹ nhàng của vạn vật ngoại giới, mà còn
cảm nhận được tình cảm nội tâm, diễn biến của cảm xúc tâm linh theo
chiều hướng tích cực, đó là một tinh thần mẫn tiệp thông tuệ, một ý
tưởng sảng khoái bay vút, một tâm hồn nhẹ nhàng an vui.
Ý cảnh trên cố
nhiên được xây dựng trên kích thước chiều sâu của tâm thức khi ngắm
nhìn sự hiện diện của vạn vật, ở đó không phải đơn thuần là cái nhìn
của cảm tính, quan năng, hay cái nhìn của trực cảm, không thông qua
trung gian lý luận phân tích theo chiều hướng phát triển ngoại tại
của sự vật, mà còn có những thẩm sâu chuyên chở trong tứ thơ là cái
dạt dào của ý thức, của tư duy chủ quan về sự hiện hữu của giới
cảnh. Do vậy, hình ảnh thong dong của mây và trời, óng vàng của nắng
ở đây được hiểu như là một ngoại tại của dòng vô thức, nhưng cũng
chính là một ý cảnh được tái hiện qua sự sàng lọc của tâm thức. Cho
nên, ảnh tượng này càng không phải là bộc phát của ý thức, không qua
trung gian lý tính, mà đó là lôgích diễn biến tình cảm của tâm trạng
“xa rồi vẫn nhớ vẫn trông, quê nghèo thơm thơm đất mẹ”. Rõ cho thấy,
nghệ thuật hình tượng trên, là hình tượng của tư duy, là một hình
tượng có quan hệ mật thiết, không thể tách rời tình cảm chân ý, đây
chính là cốt cách, là chủ hướng cho ý tưởng chất thơ của nhà thơ Mặc
Giang.
Cảnh tượng gắn
liền với tình người sâu đậm ở trên, đã tạo dựng một viễn cảnh xán
lạn, tràn trề nhựa sức sống, nhưng đâu đó trong một góc của cuộc
sống, là hình ảnh thê lương buồn tẻ, là mặt còn lại của cuộc đời hay
cái ẩn nấp đằng sau sức sống ươm nụ, được Mặc Giang đã phác họa một
cách rất thực, tế nhị, sâu sắc qua hình ảnh :
Nơi sau vườn
cỏ cao bằng đọt chuối,
Chuối trổ
buồng rồi chín héo đeo cây
Nơi
cửa trước không cài, bao lớp bụi phủ dày,
Khu xó bếp xác
xơ, tro tàn bay muốn hết,
Bên bờ ao, cá
ngậm tăm, không đớp,
Súng chen bèo,
buồn ủ dột lặng thinh
(Mặc Giang,
thương những gia đình bất hạnh).
Bằng phong
cách ngôn ngữ với bút pháp nghệ thuật miêu tả hình tượng, nhà thơ
Mặc Giang đã xây dựng thành công đáng kể một hình ảnh thật trong đời
thường. Cỏ cao bằng đọt chuối, chuối héo, cửa không cài, tro tàn bay
muốn hết, cá không đớp, đều là những hình ảnh vừa có tính ám chỉ,
vừa có tính tượng trưng; ám chỉ buồn mênh mang của những gia đình
bất hạnh ly tan, tượng trưng cho nỗi đau thương nhuốm màu thời gian.
Đó là ảnh tượng của thực trạng cảnh chết chóc của tập thể gia đình.
Bát nhang của họ đầy mạng nhện, rồi đến lúc nhện cũng bỏ đi, vì ruồi
muỗi cũng không còn. Cho thấy thi nhân đã phác họa một hình tượng
với ý cảnh hoàn chỉnh, bao hàm miêu tả cả trọn vẹn sinh động ngoại
cảnh lẫn nội tâm, không gian lẫn thời gian.
Bút pháp nghệ
thuật tài tình của thi sĩ Mặc Giang cho độc giả cảm nhận được rằng,
thơ ông không phải chỉ thuần là sản phẩm của cảm tính, tức miêu tả
sự vật thông qua cảm giác của quan năng và não bộ của tự thân, rồi
đem những hình ảnh cụ thể trực tiếp cảm thọ từ sự vật khách quan,
vận dụng thi ca để biểu đạt qua những ý tượng hình ảnh khác nhau. Mà
là đằng sau bức màn của những hình ảnh thuần túy cảm tính ấy, là sự
phối hợp, khống chế của lý tính. Cho thấy, đối thoại của thi nhân
Mặc Giang là đối thoại dưới tiền đề không đi ngược với lý tính, mang
rõ sắc màu lý tính. Nét đặc sắc này có lẽ bất chợt nhìn không ra, vì
nó ẩn nấp rất sâu.
Dưới sự chỉ
đạo của tiền đề lý tính ấy, Mặc Giang đủ cơ sở, đủ bản lĩnh hướng
dẫn người thích thơ đi sâu hơn, cụ thể hơn trong thâm sâu của tình
cảm hay cảm tính. Trong bài Cao Nguyên quê hương tôi, thi nhân
viết?
Cao Nguyên như
tóc mẹ bồng bềnh,
Gió lộng
Trường Sơn bạt biển Đông
Những thuở
thanh bình thêu gấm ngọc,
Những khi nguy
biến tợ như đồng
Tóc bồng bềnh,
thêu gấm ngọc, tợ như đồng, đều là những hình ảnh có tính tượng
trưng, tượng trưng cho bản làng Cao Nguyên luôn hài hòa trong nét
đẹp đan thanh hùng vĩ giữa mây ngàn gió núi chốn lam sơn, với những
tháng ngày hoan ca trong sinh khí đầy nhựa sống; cũng tượng trưng
cho tâm hồn tình cảm của người dân trong những khi éo le, không mấy
bằng phẳng ấm yên. Đây là những hình ảnh sinh động, vừa gợi hình gợi
cảm, vừa vui thanh vắng tao nhã, vừa có chút u buồn trầm tĩnh kiêu
sa, nhưng cũng khép lại đằng sau bởi yếu tố lí tính, là sự trở về
với nội tại định tĩnh sâu sắc của hồn thơ khép kín trên cung bậc lí
tình song vận.
2. Vi tế sinh
động của thanh âm
Ngôn ngữ miêu
tả hình dung thanh âm trong thơ Mặc Giang cũng mang nét đặc biệt,
được ra đời trên cơ sở của sựï thể hội những bí ẩn của thế giới nghệ
thuật trong cuộc sống. Trong Đưa tay mở cửa trần gian, thi sĩ Mặc
Giang tả :
Đất trời rộng
qúa thênh thênh,
Cuối sông nước
chảy, đầu ghềnh thác reo
Tử sinh chiếc
lá đưa vèo,
Gởi thân quán
trọ bọt bèo hợp tan
Cảnh tượng với
bao thanh âm kì vĩ này thật sự như tạo nên một không gian như dàn
trải đến vô tận, một thời gian đang đứng lặng vần xoay, rồi như cao
vút tận lưng đồi, rồi cũng như đang chuyển mình mềm mại xuống vực
sâu để hòa quyện với bao tinh hoa âm dương của đất trời lao la.
Tiếng reo của thác nước, âm vang đưa vèo của chiếc lá đầu cành, như
là âm vận của cảnh sắc, của bức chân dung bề mặt nổi, hay chính là
cái cảnh sắc hài hòa ý vị đang gảy trên cung bậc hòa tấu đan xen của
thời-không. Bản thân chúng cũng chính là một trong trăm ngàn diệt
sanh biến hiện, nhưng khi tái hiện dưới bút pháp của thi nhân, thì
như một bản trường ca với nhiều âm vang cung vận hay và đẹp, như vẽ
ra một khoảng không mà ở đó con người có thể cảm nhận được chân lý
miên viễn sau sự cộng hưởng của một dàn thanh điệu tiết tấu nhịp
nhàng của đất trời. Trong cái miên viễn ấy, phải chăng cũng đã bao
hàm tính chất tạm bợ, “có mặt nhau trong một khoảng cuộc
đời, bèo trôi dạt người đi người ở lại” của kiếp người.
Chỉ bốn
câu thơ với chừng ấy hình tượng, nhưng cũng đủ cho ta thấy, tư tưởng
và ý hướng của thi nhân như vừa khép lại vừa mở, như điệp khúc quê
hương đang ru hồn người con lạc lõng trên phố xá hoa lệ trở về với
quê nhà ấm yên. Ở đây, rõ ràng cho chúng ta thấy, việc xây dựng
hình tượng qua sự miêu tả thanh âm này đã mang đến cho người đọc là,
hoàn toàn không chỉ dừng lại thả hồn trên cái thinh thang lồng lộng
thi vị của đất trời, mà nên nhận chân được yếu tố toàn diện trong
cuộc sống, nhìn sự vận hành của thế cuôïc là một quá trình, là sự
tổng hòa giữa văn và chất, giữa ngoại tại và nội tại, hay là giữa
động và tĩnh.
Và đôi khi,
trong tiếng suối róc rách, tiếng sóng vỗ bờ, hay thanh âm của “muôn
chim hót reo bình minh thức dậy” ấy , là hình của bóng đêm với âm
vang :
Tiếng lá khua
nghe rung rinh lay động
Tiếng dế kêu
nghe ủ dột mùi sương
Tiếng quốc kêu
nghe não nuột đêm trường
Và nghe cả
tiếng canh thâu cô tịch
(Mặc Giang,
nhìn bóng đêm ngái ngủ)
Bằng vào nghệ
thuật miêu tả phác họa một số hình ảnh thanh âm của cảnh đêm, thi
nhân đã tạo nên một nền không gian với bao cảnh cô tịch, trầm lắng,
lặng lẽ, thâm sâu chảy dài trong vạm vỡ chất ngất của bóng đêm. Và ở
đây, qua việc xây dựng hình tượng miêu tả thanh âm này, tác giả
không làm sao dấu giếm được nỗi niềm yêu quê thương nước qua hình
ảnh con quốc với giọng kêu não nuột. Trong bóng đêm cô tịch ấy,
tiếng kêu não nuột của con quốc như tạo nên trạng huống yên phận,
thủ thường, nhưng cũng như muốn xâm chiếm cả màn đêm, xé tan khoảng
chân không ngái ngủ.
Thông qua một
loạt hình tượng sinh động trên, cho ta thấy, thi nhân không những đã
miêu tả hình ảnh rất thật, rất sinh động của bóng đêm, mà đã vận
dụng được hình tượng tư duy, khiến cho những ý tượng về màu đen hay
cái sự kinh khủng bàng hoàng của bóng đêm từ trong thơ hiện lên rất
sắc nét sinh động gợi cảm, khiến người đọc có cảm giác như đang kề
cận, đang ở trong cảnh đó, do đó có khả năng làm tăng thêm sức mỹ
cảm của khổ thơ. Cũng trong chiều hướng này, cũng qua việc vận dụng
được hình tượng tư duy, trong Cao Nguyên quê hương tôi, Mặc Giang có
những câu thơ xây dựng ý tượng của một buôn làng, rất bình dị, rất
Việt Nam, đó là :
Quê hương tôi
đó ở Cao Nguyên
Núi thẳm rừng sâu thật diễm tuyền
Suối vắng ven
đồi reo róc rách
Đêm thanh gió lộng nhạc thần tiên
(Mặc Giang,
Cao Nguyên quê hương tôi)
Hình ảnh làng
quê với bao thanh âm róc rách của suối, tiếng du dương của điệu nhạc
thần tiên, cho ta thấy nhà thơ Mặc Giang đã vận dụng hình tượng tư
duy, hình tượng hóa những thanh âm trừu tượng, tạo nên một âm sắc
tiết tấu, cảm động sâu sắc tâm hồn người đọc bằng những sắc màu của
hình tượng hóa tươi mát, bằng một không gian khoan khoái, trong lành
dễ chịu như một sáng tinh mơ, khi vạn vật chưa manh động với sự ô
nhiễm của âm thanh đời thường khác, chưa bị chi phối bởi sức cám dỗ
của bao cảnh đời tục lụy .
Nói chung, về
lĩnh vực hình tượng hóa những thanh âm trừu tượng, thi nhân Mặc
Giang đã dùng những ảnh tượng thanh âm một cách có chọn lọc rộng
rãi, sâu sắc, nên đã tạo ra một loạt ý tượng sống động sinh đôïng,
rung động lòng người, bởi đã đem cái đẹp thanh thoát của thanh âm
trong thiên nhiên nâng lên đến tận cùng của nó.
3. Rung cảm
tình người :
Những biểu
hiện diễn biến cảm xúc tình cảm trong thơ Mặc Giang thông qua hình
tượng tư duy thường thì thanh thoát nhẹ nhàng, không bi lụy sầu
thương, bịn rịn, u uất nghẹt thở. Trong Việt Nam, quê hương còn đó,
ông viết,
Sông ơi ! có
nhớ lấy nguồn
Núi ơi ! có
nhớ lấy non mấy lần.
Tang thương
mấy độ phong trần,
Lại còn mấy
lớp phù vân tiêu điều
Thi nhân đã
vận dụng những hình ảnh cụ thể như sông, nguồn, núi, phù vân, tiêu
điều để biểu đạt tình cảm yêu quê hương đất nước dạt dào, và càng
xót thương quê nhà, đứt ruột đứt gan do những biến cố thăng trầm của
lịch sử. Qua việc vận dụng hình tượng “sông” với “nguồn”, “núi” với
“non”, biểu hiện mối quan hệ vĩnh hằng không thể phân cách của hai
sự kiện, hai cũng chính là một mà thôi, tác giả đã khéo khẳng định
rằng, chính trong quê hương vốn đã và sẽ vĩnh viễn mang tiếng khóc
đầu đời của mình; và trong huyết mạch thi nhân không khi nào là
không cưu mang nâng niu, ấp ủ hình bóng quê hương. Nên một lần nữa,
qua phong cách biểu đạt hình tượng nghệ thuật, thi nhân đã thể hiện
sự gắn bó mật thiết giữa hai khối đại tình cảm trong những ngày viễn
xứ tha hương bằng hình ảnh gợi cảm sinh động của:
Bụi tre
nghiêng bóng sau hè,
Bờ sông mòn
lối con đê
Dấu mờ rải nhẹ
lê thê,
Nhà tranh còn
mái tình quê
(Mặc Giang,
Tôi nói anh nghe)
Một loạt hình
ảnh này đã vẽ ra trước mắt chúng ta một cõi nhớ thương đợi chờ, mỏi
mòn năm tháng của gốc đa bến nước, của mẹ, của em, của chị, của anh,
của thầy, của bạn. Phải chăng thi nhân muốn nói rằng: “ra đi ai
không nhung nhớ, trở về ai chẳng chờ mong, quê hương còn đây muôn
thuở, chạnh lòng nhớ những đêm đông”. Cũng vì nơi chôn nhau cắt rốn,
nơi “võng trời kẽo kẹt”, có “mẹ già đưa từng trái bắp củ khoai” ấy,
là bao kỉ niệm đẹp của thời thơ ấu:
Đêm trăng tắm
mát dòng sông,
áo phơi trước
ngọn gió lồng
Cùng reo câu
hò tiếng hát,
khuya về bỏ
lại bến không
(Mặc Giang,
Xóm nhỏ làng quê)
Những cảnh vật
và hình ảnh vừa thực vừa hư như bụi tre, con đê, nhà tranh, và hình
ảnh của tắm mát dòng sông, bến không, đều là nhà thơ Mặc Giang dùng
tư duy hình tượng hóa để miêu tả những mô thức điển phạm của tình
cảm. Đặc biệt, khuya về bỏ lại bến không, là một hình tượng nói lên
cảnh quê nhà vừa thanh vắng vừa thanh thoát, vừa sáng đẹp vừa nhẹï
nhàng, thi vị. Tuy rằng đó chỉ là một hình ảnh làm người đọc hình
dung ngay ra cái cảnh thinh lặng, không một âm thanh, mà chỉ còn là
tiếng sóng rạt rào lăn tăn, vi tế đang vỗ êm ả vào bờ, là cái đẹp
của cảnh sắc vượt thời gian, nhưng đó cũng chính là cái đẹp trầm
tĩnh, đong đưa bao kỉ niệm đẹp thanh cao miên viễn trong suốt cuộc
đời. Cho thấy, thi nhân đã tạo nên một nghệ thuật nhuần nhuyễn, vừa
sinh động, lại vừa tinh luyện, truyền thần, khắn khít, thân thiết,
và tự nhiên. Những hình thức tư duy của hình tượng hóa này, càng nói
lên rõ hơn nỗi niềm của người phương xa, đó chính là tình cảm mà thi
sĩ Mặc Giang đã nói trong Việt Nam, quê hương còn đó là “thương quê
từ bấy đến giờ, yêu quê từ độ bơ vơ khơi dòng”.
Và trong Gãy
một nhịp cầu sa bóng nước, thi nhân viết : “bãi cát phù sa mờ gió
bụi, lối mòn rêu phủ vết xa xăm”, “Nhớ mẹ âm thầm dưới mái tranh,
thương em không nói liễu buông mành”. Đều là những danh từ câu cú
đặc biệt, sử dụng phương thức tư duy hình tượng hóa, là những hình
ảnh gần gũi làng quê, thân thiết, u buồn, nhưng rất đẹp, rất sống,
rất thơ, đã miêu tả tình cảm và nỗi niềm tình quê lớn dần theo năm
tháng thời gian của người thơ. Nỗi nhớ niềm mong rất cảm động này,
quả dễ dàng chấn cảm mạnh tâm linh người đọc.
Thông qua hình
tượng tư duy với ý cảnh đặc biệt, thi sĩ Mặc Giang đã trình bày một
cách sống động, gợi cảm, rất thực tâm tư tình cảm nội tâm con người,
nội tâm của chính mình. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh vừa cụ thể, vừa
trừu tượng này, trong vô hình đã tạo nên một thế giới thanh âm kì vĩ
được thẩm thấu qua những hình tượng tư duy khá điễn hình. Chúng như
những thanh âm hùng tráng của nhạc khúc khải hoàn, reo ca không ngớt
trên lộ trình đi về miên viễn của đạo lộ nhân sanh.
4. Biểu cảm
Thông qua biểu
đạt, miêu tả những cảm xúc tình cảm biểu hiện ra bên ngoài của con
người, thi nhân Mặc Giang đã dẫn chúng ta đi một bước xa hơn về tìm
hiểu hình tượng tư duy trong thơ ông. Trong Đất trời sao lắm phũ
phàng, viết khi tai nạn sóng thần năm 2004, Mặc Giang viết :
Tiếng cứu
người, tiếng cứu trợ, tiếng mất tích, khóc la
Tiếng chết
chóc, tiếng kêu thương, tiếng kinh hoàng bão thổi
Rồi gió mưa,
rồi nghiêng ngửa, rồi cuốn chìm, trôi nổi
Rồi trào tuôn,
rồi tan nát, rồi nước xoáy, vỡ bờ
và
trong Em bé mồ côi, thì tả:
Nước mắt em ứa hoen mờ
Hoen lên đỉnh
núi mờ bờ thùy dương.
Em
mang giọt lệ đau thương
Từng bước
chân, đếm trên đường đơn côi
Rõ cho thấy,
những biểu cảm trên đều đã bộc lộ tận cùng đau thương của tai nạn
sóng thần lịch sử, và nỗi buồn sâu thẳm không có gì có thể bù đắp
hay thay thế trong cõi lòng của những em bé mồ côi, của những em bé
lang bạt trên vỉa hè góc phố. Thông qua hình tượng tư duy được miêu
tả sống đôïng này, cho ta thấy, Mặc Giang như cũng đã nói rằng, “sao
nhìn tôi, em không nói nên lời, tôi đã hiểu đời em nhiêu đau khổ”.
Cũng thông qua hình tượng tư duy, nhưng trong hoàn cảnh lao ngục,
thi sĩ Mặc Giang tả :
Mắt hằn sâu,
ngó khung trời biền biệt
Chân tay còng, bó góc cạnh đơn cô
Trán ôm đầu, cho nát những tàn khô
Mang thân phận
đẳng đeo theo trọn kiếp
(Mặc Giang, thương cảnh ngục tù)
Qua hình tượng
đôi mắt hằn sâu, ngó nhìn vào phương trời biền biệt, động tác của
chân, tay, thi nhân rõ đã xây dựng thành công một cách sinh động của
tâm hồn người tù trong cảnh ngục tù bị nhốt đứng xích ngồi, đó là
một tâm lý hết sức buồn sầu, trách hận, ăn năn thống hối, hay đăm
chiêu, ngậm đắng, nuốt cay, chai đá, hùng anh. Cũng với bút pháp
nghệ thuật miêu tả tương tợ, trong Ngày trở về, Mặc Giang viết :
Ngày trở về,
tôi lặng yên không nói
Mắt buồn buồn,
nhìn, ngó thật xa xôi
Ngó trước sau,
ngó quanh quất một hồi
Rồi đảo mắt,
xa dần ra đầu ngõ
Những biểu
hiện cảm xúc bên ngoài như phong thái trầm ngâm, buồn không nói, rồi
ngó nhìn quanh quẩn bốn bề tám hướng, là một hình tượng miêu tả sống
động nỗi lòng khi trở về quê mẹ sau bao năm xa cách, không che dấu
kìm nén được cảm xúc tâm tư, nỗi niềm thầm kín đong đầy trong lòng.
Tuy rằng trở về quê mẹ, hay chính quê hương Việt Nam, là trở về với
nguồn cội tình thương, dễ làm ấm lòng, nhưng cũng chính ngay hình
bóng quê mẹ, cũng không sao tránh khỏi những u hoài, man mác, tiếc
thương những nỗi niềm khắc khoải khôn nguôi.
Hình tượng tư
duy được dùng trong thơ Mặc Giang đã sáng tạo những tiêu biểu về thế
giới ý tượng, tạo dựng những ý cảnh tuyệt đẹp. Việc vận dụng thành
công hình tượng tư duy trong thơ ông, đã mở rộng được nội hàm và
dung lượng thi ca , hình tượng hóa những trừu tượng, tạo nên một ý
tượng thơ ca phong phú đa dạng, làm người đọc triển khai được đôi
cánh của sức tưởng tượng, tiến nhập vào thế giới ý tượng thuần mỹ,
tăng thêm chiều sâu và nét đẹp nghệ thuật của thơ. Tuy nhiên, nghệ
thuật dùng hình tượng miêu tả cảnh vật trong thơ của Mặc Giang đã
cho ta thấy, những câu thơ đến từ tình cảm, đến từ sự dẫn dắt của lý
tính của ý thức thâm sâu, nhưng thi nhân cũng khó mà cảm tri sự chỉ
đạo của lý tính khi hồn thơ tuôn chảy dưới nghệ thuật vận dụng hình
tượng tư duy cụ thể và trừu tượng, mà chỉ có sau khi tác phẩm hình
thành, thì tự nhiên thấy nó lưu lộ. Đây chính là nghệ thuật, chính
là đối thoại. Nó có một quy luật của nó, đó là quy luật cảm tri tính
và khắc chế tính.
Vì vậy, cái
đẹp của thi ca Mặc Giang không chỉ bao hàm phong cách ngôn ngữ, bút
pháp nghệ thuật, hình thức biểu hiện, mà quan trọng hơn vẫn là nội
dung. Nét đẹp thi ca của ông là sự kết tinh thống nhất hài hòa giữa
tư tưởng và nghệ thuật, nội dung và hình thức, ý và cảnh. Do đó cho
ta thấy, tác giả đã phải nhiệt tình chú tâm quan sát xã hội, quan
sát tự nhiên, quan sát và thể nghiệm cuộc sống thân thiết của chúng
ta trong từng nhịp tim hơi thở. Trong quá trình quan sát và thể
nghiệm, người thơ Mặc Giang đạt được nhận thức; thông qua quá trình
đó, đã nắm bắt hình tượng, tích lũy tình cảm, đem tình nhập cảnh,
dùng tư tưởng và trí huệ của mình để phát huy tình cảm và sự thể
nghiệm của nội tâm
Nói chung,
hình tượng về cảnh vật trong thơ Mặc Giang tuy nó là nó, nó là thế
giới của thi ca, của sự chấp bút đôi khi chỉ trong khoảnh khắc nhất
thời, nhưng thực chất đó là một quá trình của sự hấp thu và chọn lựa
từ những gì chắt lọc trong trẻo ý vị trong cuộc sống. Hình như thi
sĩ Mặc Giang đang đối thoại với sự vật, đó là một linh động; nhưng
những tình cảm trào tuôn trong tâm nhà thơ, là tác dụng trên sự vật,
mà sự linh động khiến cho sự vật và cảm thọ chủ quan dung hợp nhau
một cách hòa hài.
Có thể nói
rằng, “thơ ca trình bày cái thực cái đẹp của tự nhiên, của con người
là sáng tạo chứ không phải sao chép mà thành”. Nhà thơ Mặc Giang đã
từ trong sâu sắc của tâm linh chế tác lại cảnh tượng của đại tự
nhiên, hoặc thêm những sáng tạo từ những gì thấy được một cách linh
động, tinh vi tôi luyện. Như Biệt Lâm Tư Cơ nói: “bất kì trường hợp
nào, cái đẹp đều xuất phát từ sâu thẳm của tâm hồn, vì cảnh tượng
của đại tự nhiên không thể là cái đẹp tuyệt đối. Cái thực hay cái
đẹp đó ẩn nấp trong tâm linh của người sáng tạo hoặc quan sát chúng”.
Thi nhân Mặc Giang cũng đã dùng tình cảm và tư tưởng của mình sau
khi quan sát vạn vật, đã tô vẽ cho đại tự nhiên càng thêm sinh khí,
để nội dung chuyển tải trong từng hình tượng tư duy càng rõ rệt,
càng rốt ráo. Điều này khiến cho nội dung thi ca như đã và đang mở
ra một xu hướng, một cơ hội chuyển tải sâu xa hơn về ý nghĩa thâm
sâu hay triết lý của nó.
Trở về
|